Mẻ là gì? Cách làm mẻ ngon, không bị mốc tại nhà

Mẻ có vị chua gắt, thơm nồng được dùng trong nhiều món ăn truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm mẻ ngon, thậm chí còn không biết mẻ là gì? Bài viết dưới đây của ieatgravel.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại gia vị dân dã này nhé.

I. Mẻ là gì?

Mẻ là loại gia vị truyền thống quen thuộc được dùng để nấu nhiều món ăn ngon
Mẻ hay còn được gọi với tên khác là cơm mẻ. Đây là một loại gia vị dân dã truyền thống của người Việt. Chúng có vị chua, thường được dùng để nấu một số món ăn đặc trưng như canh chua, bún riêu, lẩu, ốc chuối đậu…
Không chỉ đơn thuần là loại gia vị giúp món ăn có hương vị đặc trưng, hấp dẫn hơn mà mẻ còn rất tốt cho sức khỏe. Mẻ giàu axit amin, vitamin, chất đạm nên có tác dụng tăng tiết dịch vị, bổ sung chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa và kích thích ngon miệng. Vì thế mà một số món ăn khi thiếu mẻ sẽ không được trọn vị ngon.

II. Hướng dẫn cách làm mẻ ngon

Từ xưa, người Việt đã tự nuôi mẻ để phục vụ việc nấu nướng trong gia đình. Do đó, sau khi hiểu được mẻ là gì, bạn hãy tham khảo ngay một số cách làm mẻ chuẩn ngon tại nhà, vừa đảm bảo vệ sinh vừa tiết kiệm.

1. Cách làm mẻ từ mẻ cái và cơm nguội

Nguyên liệu làm mẻ tại nhà rất đơn giản
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:
  • Mẻ cái (bạn có thể mua ngoài chợ hoặc xin từ người đang nuôi mẻ)
  • Cơm nguội
  • Hũ thủy tinh hoặc bình sành sứ có nắp đậy.
Cách làm như sau:
  • Bạn cho 1 thìa mẻ cái vào trong hũ, sau đó cho cơm nguội lên phía trên. Phủ đều mẻ cái và cơm theo tỷ lệ 1:1, có nghĩa là 1 thìa mẻ cái thì phủ 1 thìa cơm nguội. Lưu ý, cơm nguội cần phải tơi, không vón cục, không cháy. Sau đó đậy kín nắp và để nơi khô ráo.
  • Sau khoảng 1 tuần, cơm nguội sẽ lên men, có mùi chua thanh rất đặc trưng. Phần cơm nguội sẽ ngấm dần và chuyển thành cơm mẻ. Trong quá trình nuôi cơm mẻ, nếu bạn muốn sử dụng lâu dài thì có thể thâm cơm nguội khi đã ngấm dần nếu không mẻ sẽ bị hỏng khi để lâu ngày. Khi lượng mẻ tăng lên mà không dùng đến, bạn có thể múc bớt mẻ ra ngoài và cho thêm cơm nguội vào để nuôi mẻ.

2. Cách làm mẻ từ sữa chua và cơm nát

Bạn có thể sử dụng sữa chua, cơm nguội để làm mẻ
Trường hợp không có mẻ cái, bạn có thể làm mẻ bằng sữa chua và cơm nát. Nguyên liệu gồm có:
  • Sữa chua
  • Cơm nấu nát để nguội
  • Đường
  • Hũ thủy tinh hoặc sành sứ
Các bước thực hiện như sau:
  • Lấy một bát cơm nát, nhão ấm trộn với nước và 1 thìa đường. Sau đó, trộn phần cơm ấm này với 1 hoặc 2 thìa sữa chua ở nhiệt độ thường (lưu ý không dùng sữa chua để trong tủ lạnh). Tiếp đến, cho hỗn hợp này vào bình hoặc hũ đậy nắp kín.
  • Đặt bình/hũ vào nồi nước ấm khoảng 83 độ C trong vòng 2-3 ngày. Bạn cũng có thể ủ trong lò nướng, máy làm sữa chua… trong vòng 7-8 tiếng đồng hồ. Sau khoảng 2-3 ngày thì hỗn hợp này sẽ có hiện tượng lên men.
  • Sau thời gian khoảng 1 tuần, hỗn hợp cơm sữa chua sẽ thành mẻ với vị chua thanh, mùi đặc trưng. Nếu muốn có thêm mẻ, bạn chỉ cần thêm cơm nát vào hũ mẻ với lượng tương đương với mẻ đang có trong hũ.

3. Cách làm mẻ từ nước cơm và cơm

Mẻ cần được bảo quản trong hũ thủy tinh, sành sứ
  • Ngoài 2 cách làm mẻ trên, bạn cũng có thể làm mẻ với 2 nguyên liệu đơn giản là nước cơm và cơm. Để có thể làm mẻ bằng cách này, khi nấu cơm bạn hãy thêm nhiều nước để khi cơm sôi thì chắt lần phần nước cơm.
  • Sau đó bạn để nguội phần nước cơm đã chắt rồi cho vào bình hoặc hũ thủy tinh/sành sứ có nắp đậy. Tiếp đến cho thêm cơm nguội vào trong hũ. Lưu ý, phải đảm bảo lượng nước cơm phủ kín cơm nguội. Đồng thời hai nguyên liệu này phải để nguội hoàn toàn.
  • Đậy kín hũ và để nơi khô thoáng. Sau khoảng 2 tuần, hỗn hợp cơm sẽ lên men và có mùi chua rất đặc trưng. Khi đó, bạn chỉ cần mang mẻ ra sử dụng và cho thêm cơm nguội vào trong hũ để có thêm mẻ dùng lâu dài.

III. Những lưu ý khi dùng mẻ

  • Như đã chia sẻ khi giải thích mẻ là gì, đây là một loại gia vị quen thuộc với nhiều người. Thế nhưng khi sử dụng mẻ, bạn cần lưu ý đến một số điều sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Không nên ăn quá nhiều mẻ, vì chúng có thể khiến dư thừa lượng axit lactic gây đau bụng, tiêu chảy.
  • Người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày không nên ăn mẻ hoặc những món ăn dùng mẻ trong chế biến.
  • Làm mẻ không đúng cách có thể khiến vi khuẩn, nấm mốc phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, trước khi dùng, bạn cần kiểm tra xem mẻ có bị mốc không. Dấu hiệu của mẻ bị mốc là không có vị chua, mùi đặc trưng và màu sắc kỳ lạ.

IV. Một số lưu ý khi làm mẻ tại nhà

Mẻ kích thích hương vị món canh chua
  • Thực tế, cách nuôi mẻ không hề khó, khi thấy mẻ gần hết, bạn chỉ cần để lại một ít trong hũ, sau đó cho thêm gạo trắng nấu đặc hoặc cơm nguội. Tiếp đến, đậy kín nắp để trong nhiều ngày rồi sử dụng khi thấy chúng đã lên men, có mùi chua đặc trưng.
  • Bên cạnh đó, khi cơm mẻ đã đạt đến độ chua nhất định, bạn có thể kiểm tra bằng cách ngửi. Lúc này, cần dùng muỗng sạch và khô, sau đó múc riêng ra bát nhỏ. Tiếp đến đổ thêm nước và lọc để dùng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tán nhuyễn mẻ qua rây rồi ướp với một số món ăn.
  • Lưu ý, nên dùng hũ hoặc bình thủy tinh, sành sứ để nuôi mẻ. Không được dùng bình nhựa vì quá trình lên men của mẻ có thể giải phóng những độc tố có trong nhựa.
  • Những dụng cụ khi làm mẻ cần được trụng với nước sôi và lau khô khi dùng.
  • Khi thấy mẻ có dấu hiệu mốc, màu sắc kỳ lạ thì nên bỏ, không được giữ lại.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu chính xác mẻ là gì và một số cách là mẻ đơn giản, nhanh chóng tại nhà. Bạn chỉ cần bỏ ra một chút thời gian là có thể làm được một loại gia vị truyền thống được sử dụng phổ biến. Chúc bạn thành công.